Blog nhân sự

[Góc dành cho HRBP] Đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường

Lead time là gì và đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường giúp doanh nghiệp lột xác như thế nào?

Lead time càng ngắn, công ty càng linh động và đáp ứng sự thay đổi trong kinh doanh nhanh hơn. Thường thì việc giảm thời gian đáp ứng Lead Time sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, tăng số lượng đơn hàng, đặc biệt là cho các sản phẩm, dịch vụ mang tính thời vụ. 

Ví dụ, khi Nike ID (cho phép khách hàng tự thiết kế giày theo ý thích) giảm Lead time – Thời gian đáp ứng từ 3 tuần xuống 1 tuần thì doanh số tăng hơn 3 lần. Tôi đã giúp Nike ID giảm Lead time sản xuất xuống 2 ngày rưỡi (4 ngày rưỡi còn lại là trung chuyển từ Việt Nam và phân phối đến địa chỉ khách hàng ở Mỹ). Vì thế, hơn ai hết, tôi tin rằng Lead time ngắn mang lại giá trị to lớn như thế nào cho doanh nghiệp.

Lời khuyên thứ tư này của tôi rất quan trọng bởi vì có quá nhiều người ngoài kia kẹt lại trên nấc thang của thành công và không thể tìm ra vấn đề ở đâu. Có thể xem các bậc tiền bối như là người ở nấc cao hơn trên bậc thang mà bạn đang đứng. Họ có thể cho bạn thấy những điều ẩn giấu bên trong và các quan điểm mà bạn không thể thấy được từ góc độ quan sát của mình. Họ có thể hỗ trợ bạn trong việc vượt qua các khó khăn mà họ cũng đã từng vượt qua để đến được vị trí hiện tại.

Lead time càng ngắn thì vòng quay vốn càng ngắn, ví dụ với 1 sản phẩm có biên lợi nhuận 10% nhưng Lead time 3 tháng, có nghĩa là 3 tháng mới lãi 10%. Nếu Lead time được rút ngắn chỉ còn 1 tháng thì cũng biên lợi nhuận 10% nhưng vốn được xoay vòng 3 lần, tức lãi gấp 3 lần.

Lead time cũng trực tiếp liên quan với số lượng nguyên phụ liệu, hàng tồn kho thành phẩm, hàng sản xuất dang dở. Lead time giảm từ 3 tháng xuống 1 tháng đồng nghĩa với lượng tồn kho trung bình giảm còn 1/3, tương đương với lượng vốn lưu động cho hàng tồn kho cũng giảm còn 1/3. Tôi sẽ giải thích sâu hơn tại sao ở phần dưới về cách tính Lead time trong thực tế.

Đây là những lý do giảm Lead Time là mục tiêu hàng đầu khi làm Lean – Sản Xuất Tinh Gọn. Những nhà máy khi triển khai Lean làm ăn có lãi và sức cạnh tranh tốt hơn nhiều lần so với các nhà máy sản xuất theo phương pháp truyền thống chỉ với Lead time ngắn hơn nhiều, chưa kể các lợi ích khác như tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm chi phí …

Cách đo lường Lead time thực tế trong sản xuất

Sau khi trả lời được câu hỏi Lead time là gì và vai trò của nó, hãy đến cách đo lường ngay sau đây. Lead time trong sản xuất là tổng thời gian cần thiết để sản xuất một mặt hàng, tính từ lúc nhận được đơn đặt hàng (Purchase Order) đến khi toàn bộ đơn hàng được xuất đi khỏi kho thành phẩm.

Bước đầu tiên là đo Lead time của từng công đoạn. Sau đó, chúng ta cộng tất cả lại và được Lead Time tổng thể. Lead time mỗi công đoạn được đo bằng tổng lượng hàng tồn trước và trong công đoạn đó chia cho lượng tiêu thụ (Consumption rate). Hoặc bạn lấy số lượng hàng tồn nhân Thời Gian Công Đoạn (Cycle time). 

Ví dụ, hàng tồn trước công đoạn đó là 2,000 sp và lượng tiêu thụ là 500 sp/h thì Lead time sẽ bằng 4h. Tại sao lại dùng cách tính này? Vì dựa trên nguyên tắc là nhập trước thì xuất trước. Tức là nếu có 2,000 sp A đang chờ sản xuất, thì sản phẩm B sẽ phải chờ 4h sau khi hết A rồi mới đến lượt B.

Value Stream Map hay Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị là một cách thể hiện trực quan bức tranh tổng thể của một nhà máy. Và trong đó cũng thể hiện Lead time của từng công đoạn và Lead time tổng thể rất rõ ràng.

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button