Ngày 17/9/2021 vừa qua, hội thảo “Trỗi dậy – Time to rise” do CLB Doanh Nhân 2030 | Saigon Times Club tổ chức diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Trong phiên trình bày 4, bà Phạm Thị Mỹ Lệ – Chủ Tịch HĐQT Công ty DV và Thầu nhân Lực L & A đã có những chia sẻ mới mẻ về chủ đề “Quản lý nhân sự hiệu quả khi sống cùng Covid-19” được đông đảo người tham gia quan tâm.
Thách thức khi sống và làm việc cùng Covid
Diễn giả Phạm Thị Mỹ Lệ đã có những chia sẻ hữu dụng về sự thay đổi của thị trường nhân sự sau làn sóng COVID thứ tư, đồng thời nhấn mạnh 4 thách thức của ngành nhân sự trong môi trường “bình thường mới”: An toàn – Hợp pháp – Hiệu quả – Gắn kết. Cụ thể:
An toàn – Trước đại dịch, thu nhập cùng chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp là các vấn đề thường được người lao động quan tâm. Tuy nhiên, trước diễn tiến phức tạp của dịch COVID, giờ đây, nhận thức và yêu cầu về an toàn sức khỏe đã được đặt lên hàng đầu. Khái niệm an toàn lao động được mở rộng ra cho tất cả loại công việc, ngành nghề, chứ không còn bó hẹp trong những lĩnh vực đặc thù như trước.
Ngoài thu nhập, người lao động cũng quan tâm đến vấn đề về an toàn lao động
Hợp pháp – chẳng hạn khi xảy ra sự cố, các nhà lãnh đạo sẽ có trách nhiệm như thế nào với vấn đề sức khỏe suy giảm, tử tuất của người lao động?
Hiệu quả – ví dụ như các nhà lãnh đạo cần làm gì để doanh nghiệp trỗi dậy trong tình hình khó khăn này? Làm sao để hiệu quả làm việc của nhân viên cao hơn khi làm việc từ xa, giãn cách…?
Gắn kết – điển hình như, nhân viên không tình nguyện tham gia sản xuất trong khi cần đáp ứng nhanh đơn hàng thì sao? Thay đổi mô hình làm việc để thích nghi với đại cuộc thì lãnh đạo cần làm gì để thắt chặt mối liên hệ giữa con người với tổ chức?
Vai trò của phòng nhân sự trong tiến trình “Trỗi dậy” của doanh nghiệp
Hiểu đúng, dùng đúng công nghệ để quản lý nhân sự giúp các doanh nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ sau dịch
Bốn thách thức trên đòi hỏi vai trò của người làm nhân sự trong tổ chức cần được nâng tầm, đi từ vận hành thực thi sang tư vấn chiến lược, đồng hành cùng CEO, lãnh đạo nhằm tối ưu hoá vốn đầu tư vào nhân lực.
Theo nghiên cứu của McKinsey tháng 3/2021, 80% số người được hỏi báo cáo rằng họ thích làm việc tại nhà, 41% nói rằng họ làm việc năng suất hơn so với trước đây, 28% nói rằng họ đang làm việc hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý nhân sự được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt xu hướng làm việc từ xa sẽ thịnh hành sau đại dịch. Diễn giả Phạm Thị Mỹ Lệ nhấn mạnh, bất kể phải sống cùng COVID, khi các nhà quản lý nhân sự sử dụng công nghệ nhân sự đúng cách, sẽ giúp tăng tốc chuyển đổi cho doanh nghiệp, cạnh tranh hơn trong thương trường.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ cần được xây dựng theo lộ trình rõ ràng, phù hợp văn hoá tổ chức và quy mô doanh nghiệp. Có 3 lưu ý cần được đo đếm kỹ trước khi các nhà quản lý nhân sự quyết định sử dụng công nghệ nhân sự:
(1) Xây dựng năng lực quản lý nhân sự dựa trên công nghệ nhân sự được kết nối linh hoạt trong một hệ sinh thái. Công nghệ nhân sự cần có khả năng tích hợp vào hệ thống công nghệ hiện có của doanh nghiệp. Theo đó, mã nguồn mở, khả năng “tháo lắp”, cài đặt dễ dàng là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn phần mềm, nền tảng quản lý nhân sự.
(2) Các nội dung trong phần mềm, nền tảng quản trị nhân lực cần được bản địa hóa, thân thiện hành vi người lao động Việt và đã được chứng minh qua nhiều bài học thực tiễn thành công của các doanh nghiệp trong nước khác,
Xem thêm:
- Giải pháp đào tạo online và kiểm tra kiến thức nhân viên làm việc phân tán
- Qui trình xử lý khi người lao động trở thành chuỗi Fx
- Tăng tốc công nghệ mới cho nhân sự
(3) Các nhà quản lý nhân sự cần củng cố năng lực phát biểu nhu cầu, lựa chọn công cụ phù hợp, quản lý triển khai, quản lý nhà tư vấn/nhà thầu. Sự thay đổi về nhận thức & hành vi của người lao động trong mô hình làm việc từ xa đòi hỏi người làm nhân sự cần nhanh chóng cập nhật năng lực công nghệ nhân sự vào bộ từ điển năng lực của tổ chức.
Hội thảo “Trỗi dậy – Time to rise” đã khép lại với những chia sẻ hữu ích của các diễn giả. Để tải slide của Diễn giả Phạm Thị Mỹ Lệ, bạn có thể để lại thông tin đăng ký tại đây. Trong trường hợp, bạn vẫn còn băn khoăn về các giải pháp quản trị nhân sự thời Covid và cần lời tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia, đừng bỏ lỡ hội thảo: “Các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp ứng biến thế nào sau làn sóng Covid thứ tư?” được tổ chức bởi Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, Le & Associates và Saigon Times Club trên nền tảng Zoom vào lúc 9h-11h30 ngày 12/10/2021 với sự tham gia của các khách mời là những bậc lãnh đạo kỳ cựu và kế nhiệm đến từ các doanh nghiệp lớn như ABC Bakery, De Heus, L & A, Masan, Nhựa Duy Tân, P&G, Searefico….
Do thời gian hội thảo có hạn, chúng tôi sẽ ưu tiên giải đáp thắc mắc của các anh chị đã gửi câu hỏi trước đến chương trình.
Để tìm hiểu thêm về nội dung hội thảo: “Các thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp ứng biến thế nào sau làn sóng Covid thứ tư?”, vui lòng truy cập: https://lanhdaokethua.l-a.com.vn
Tham gia khảo sát trước hội thảo và gửi câu hỏi cho diễn giả tại đây.