Blog nhân sự

Học cách giữ người

Bản dịch thuộc về Le & Associates
Nguồn: SHRM
©Society for Human Resource Management 2020

So sánh giữa Nhà quản lý nhân sự THÔNG THƯỜNG và GIỎI:

  • Thông thường: “Nhân viên A làm việc kém hiệu quả, có lẽ mình nên sa thải anh ta.”
  • Giỏi: “Nhân viên A làm việc kém hiệu quả, có vẻ mình nên nói chuyện với anh ta. Xem thử anh ta đang gặp vấn đề gì mà mình có thể giúp không.”

Khi đưa ra một quyết định nào đó, những nhà quản lý nhân sự giỏi sẽ cẩn trọng hơn và luôn nỗ lực tìm cách để có thể đồng ý nhiều hơn.

>>Xem thêm các video khác

Tóm lược bài chia sẻ:

  • Tôi là Kris Dunn, Giám đốc Nhân sự tại Kinetix – một công ty tuyển dụng tại Atlanta.
  • Tôi rất tin tưởng khi nói chuyện với các nhân viên HR.
  • Tôi nghĩ là rất nhiều người làm HR, thậm chí một số người giỏi nhất đều tình cờ bước vào nghề này.
  • Họ không tìm kiếm nó. Đối với những chuyên gia HR đã biết trước họ muốn đi trên con đường này thì còn có lợi thế hơn.
  • Tuy nhiên, đó không phải là trải nghiệm của tôi.
  • 25 năm trước, tôi vừa tốt nghiệp chương trình MBA và làm việc cho IBM Global.
  • Tôi và vợ xuất thân từ miền Trung Tây.
  • Sau khi tốt nghiệp, vì công việc đầu tiên của tôi nên chúng tôi chuyển đến Đông Nam sống.
  • Nhưng chúng tôi lại muốn được ở gần gia đình hơn nên quay lại Trung Tây.
  • Tôi làm việc cho IBM Global ở St. Louis.
  • Chúng tôi phải trải qua một mùa đông có thể nói là khắc nghiệt chưa từng thấy.
  • 5 năm sống tại vùng Đông Nam, chúng tôi đã quen khí hậu tại đây, và vì thế chúng tôi quyết định quay về Đông Nam.
  • Đây là khoảng thời gian trước khi có LinkedIn, mạng xã hội và những thứ mà chúng ta có như hiện giờ.
  • Thế nên, tôi liên lạc với Giám đốc Nhân sự của một công ty.
  • Tôi chưa từng làm việc ở vị trí nhân sự nên tôi nói: “Này Marilyn, tôi định quay về Đông Nam và rất mong cô hỗ trợ  tìm giúp tôi bất kỳ vị trí nào trong công ty của cô được không?”
  • Cô ấy bỗng dừng lại giây lát và nói: “Hừm, không có vị trí nào trống cả. Anh từng làm Marketing. Hiện giờ, tôi không có vị trí Marketing nào.”
  • Nhưng cố ấy là Giám đốc Nhân sự, nên cô nói tiếp: “Tuy nhiên, có vị trí Quản lý Nhân sự còn trống.”
  • Ồ, và nhân tiện chuyện ngoài lề, tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí huấn luyện viên đội bóng rổ của trường Đại học.
  • Tôi là trợ lý huấn luyện viên của UAB.
  • Và thế là cô ấy nói với tôi: “Tôi không còn vị trí Marketing nào trống cả. Nhưng vị trí Quản lý Nhân sự thì vẫn còn đấy, và tôi biết anh từng là huấn luyện viên nên tôi nghĩ có sự tương đồng nào đó. Vậy anh có hứng thú với vị trí này không?”
  • Chuyện này kéo theo chuyện kia. Thế là chúng tôi bàn bạc trong vòng 2 tuần.
  • Tôi đi phỏng vấn và thực sự bị lôi cuốn.
  • Nhưng sự tương đồng nằm ở chỗ cô ấy biết tôi và nghĩ rằng tôi có thể trở thành huấn luyện viên cho những người bên ngoài lĩnh vực thể thao.
  • Và cô ấy dường như thấy được sự cộng hưởng bên trong tôi.
  • Đó là bước ngoặt lớn nhất tôi từng có.
  • Vậy đối với những bạn HR đang làm việc với các cấp quản lý, có thể họ đang có chút khó khăn và cảm thấy bực bội. 
  • Nhưng tôi khuyên họ hãy tìm cách để đồng ý nhiều hơn.
  • Tôi nghĩ vị trí mặc định của chúng tôi, đặc biệt với khối lượng công việc của các chuyên viên HR tại mọi cấp bậc.
  • Vị trí công việc giúp chúng tôi biết rõ câu trả lời thường là không.
  • Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trả lời có, nếu dành thêm nỗ lực và tìm cách để đáp ứng được yêu cầu.
  • Tình huống dễ thấy nhất là ai đó đang làm việc kém hiệu quả.
  • Nhà quản lý muốn đưa ra quyết định có nên giữ người đó ở lại.
  • Hầu hết câu trả lời sẽ là “không”, nhưng cũng có thể là “có”.
  • Có thể bạn sẽ nhận được yêu cầu từ nhà quản lý.
  • Và tôi nhận ra rằng những người làm HR giỏi nhất sẽ cẩn trọng hơn là nhanh chóng trả lời “không”.
  • Họ sẽ nói: “Hừm, hãy thảo luận về vấn đề này nhé. Bạn đã làm những điều này chưa, vân vân.”
  • “Bạn có thể đạt được quyết định mong muốn nếu bạn làm thêm một vài thứ giúp tôi.”
  • Và bí mật bất ngờ ở đây là: 
  • “Một vài thứ” thực chất sẽ khiến họ quản lý nhân viên tốt hơn.
  • Nó làm cho họ trở nên minh bạch, chân thực và đồng cảm với nhân viên mà họ đang quản lý.
  • Và kéo theo một điều buồn cười nữa là:
  • Đôi khi, bạn sẽ không đi tới kết quả cuối cùng mà nhà quản lý nghĩ trong đầu về việc sa thải nhân viên
  • Bởi vì giữa họ bắt đầu có được các cuộc trao đổi thẳng thắn và có những thay đổi cần thiết.
Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button