Blog nhân sự

Lời khuyên số 9: Học hỏi từ những hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu

Tổ chức Zenger Folkman hàng đầu thế giới về phát triển kỹ năng lãnh đạo vừa giới thiệu phần 1 của ebook “New insights to become an Extraordinary Leader”. Phần 1 đề xuất 12 cách giúp người lãnh đạo cải thiện các yếu tố hoặc hành vi quan trọng để tạo ra hiệu quả đột phá và chuyển đổi từ người lãnh đạo tốt lên kiệt xuất.

Là đối tác chính thức của Zenger Folkman tại Việt Nam, Le & Associates hân hạnh chia sẻ nội dung này để lan tỏa tinh thần học hỏi và phát triển năng lực lãnh đạo giúp các doanh nghiệp vững vàng đối diện với những thách thức đang diễn ra.

Lời khuyên số 1: Quyết định trở thành người lãnh đạo xuất sắc (xem tại đây)

Lời khuyên số 2: Phát triển và bộc lộ phẩm chất cá nhân (xem tại đây)

Lời khuyên số 3: Tham gia các chương trình phát triển bản thân (xem tại đây)

Lời khuyên số 4: Tìm cho mình một huấn luyện viên (coach) (xem tại đây)

Lời khuyên số 5: Xác định thế mạnh của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 6: Nhận diện điểm yếu của bạn (xem tại đây)

Lời khuyên số 7: Khắc phục điểm yếu chí tử (xem tại đây)

Lời khuyên số 8: Mở rộng phạm vi trách nhiệm công việc của bạn (Xem tại đây)

Lời khuyên số 9: Học hỏi từ những hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu

Bằng sự quan sát tỉ mỉ, các nhà lãnh đạo có được sự nhạy bén trong kinh doanh và mài dũa những kỹ năng xã hội quan trọng. Thỉnh thoảng, những người được coi là “hình mẫu lý tưởng” tình nguyện đứng ra hướng dẫn. Họ sẵn sàng đưa ra lời khuyên khi được yêu cầu. Phát triển kỹ năng lãnh đạo có thể thực hiện được thông qua việc lắng nghe và quan sát. Hãy xem cái cách mà trẻ con học. Chúng xem một người lớn ăn bằng thìa hoặc nĩa rồi bắt chước theo. Chúng cũng xem người lớn buộc dây giày và học bằng cách lặp lại hành động của người lớn. Khái niệm này, gọi là Lý thuyết học tập xã hội (social learning theory), đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn thanh-thiếu niên, nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể áp dụng nó được nữa. Trên thực tế, nhiều dạng học hỏi thuộc kiểu không chính thức và không rõ ràng đối với người học. Chúng ta nhận thấy bản thân mình chỉ tiếp thu những hành vi hiệu quả từ người khác.

Đôi lúc các bài học thường về “điều không được làm,” nhưng nó trở nên hữu ích nhất khi xoay quanh về các ví dụ tiêu biểu của những điều chuẩn mực cần làm.

Trong nhiều buổi phỏng vấn các nhà lãnh đạo, chúng tôi hầu như luôn nghe nhắc đến những “cấp trên” mà họ từng làm việc chung, người gây ấn tượng đậm sâu lên họ. Rất nhiều lần, một vị sếp nỗ lực để thể hiện niềm phấn khởi và sự khích lệ. Người này cũng thường chấp nhận mạo hiểm và đưa ra những công việc đầy thử thách, mà khi ngẫm lại, anh/cô ta có lẽ đã hoàn toàn không được chuẩn bị. Trong vài trường hợp, người cấp trên đó cũng mời nhân viên hẹn gặp khách hàng hoặc tham dự một cuộc họp chuyên ngành quan trọng. Thông qua cuộc trò chuyện, có thể nhận ra sự quý mến, tôn trọng rõ ràng dành cho vị cấp trên này, người đã trở thành “hình mẫu lý tưởng”.

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button