Blog nhân sự

[Năng lực để đón đầu] Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên

“Năng lực để đón đầu” là chuyên đề thứ tư cũng là chuyên đề cuối cùng thuộc khuôn khổ Diễn đàn Nhân sự “Vươn tới tương lai” do Le & Associates và Mazars Vietnam phối hợp với Saigon Times Club tổ chức ngày 23/10/2020.

Chuyên đề được điều phối bởi Bà Phan Thị Thu Hương – Chuyên gia tư vấn hệ thống nguồn nhân lực của Le & Associates với sự tham gia của các diễn giả là Ông Josh Williams – Tư vấn trưởng Skills International; Giáo sư Rick Bennett – Giám đốc cấp cao phụ trách Học thuật Đại học RMIT Việt Nam; Bà Nguyễn Tuyết Minh  – Giám đốc Tư vấn & Phát triển tổ chức Le & Associates; Bà Đinh Kim Nhung – Trưởng bộ phận nguồn nhân sự, Tập đoàn Masan.

Báo cáo về Tương lai việc làm do Diễn đàn kinh tế thế giới WEF công bố vào cuối năm 2019 dự đoán, đến năm 2022, khoảng 75 triệu công việc hiện tại có thể bị thay thế bởi có sự phân công lại vai trò giữa máy móc và con người. Trong khi đó, 133 triệu công việc mới có thể xuất hiện cùng thời điểm. Và năm 2020, dịch bệnh Covid-19 dẫn đến tình trạng đóng cửa và giãn cách xã hội. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị những năng lực lãnh đạo gì để đón đầu tương lai?

Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên - Năng lực lãnh đạo
Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên – Năng lực lãnh đạo

(Ông Josh Williams tham gia làm diễn giả trực tuyến và thảo luận trực tuyến cùng khán giả.)

Học cả đời: chìa khóa tích cực, chủ động quản lý các xu hướng chuyển đổi của tổ chức

Với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn trong hệ thống giáo dục và đào tạo kinh nghiệm cho doanh nghiệp và chính phủ, Ông Josh Williams, Tư vấn trưởng, Skills International nhận định: “Nhiều gián đoạn đã xảy ra trong thị trường việc làm gần đây. Và trạng thái “bình thường mới” cần bàn đến chính là sự ra đời của các kỹ năng giáo dục đào tạo cũng như những năng lực lãnh đạo dựa trên ảnh hưởng của Covid- 19”.

Những cuộc tranh luận về các tác động đến người lao động đã diễn ra trong thời gian dài mà chưa đạt được sự đồng thuận nào. Tuy nhiên mọi người đều đồng ý là thị trường lao động ngày càng đòi hỏi đào tạo nâng cao (upskill) và đào tạo lại (reskill) cả đời.

Tại nhiều quốc gia Châu Á, lực lượng lao động tổng thể đang già đi, có xu hướng yêu cầu tăng lương vì họ là nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong khi họ có thể đã sụt giảm kỹ năng trong chuỗi cung ứng. Công nghệ thay đổi lực lượng lao động lão hóa và Covid – 19 buộc chúng ta phải nghiêm túc hơn với ý tưởng học cả đời. Chúng ta không thể “nạp đầy” kỹ năng vào những người trẻ tuổi và mong đợi họ làm việc ổn trong 40 hoặc 50 năm tiếp theo vì công việc của họ sẽ thay đổi rất nhiều. Vì vậy chúng ta cần cơ chế giáo dục – đào tạo theo cách tích hợp với người sử dụng lao động, nhằm mục đích tái đào tạo, tái huấn luyện và tái bổ nhiệm người lao động.

Trung bình, mỗi nhân viên sẽ cần 101 ngày đào tạo lại và nâng cao kỹ năng trong giai đoạn từ nay đến năm 2022. Đáng chú ý, tất cả vị trí đều cần hoàn thiện kỹ năng mới cũng như các năng lực lãnh đạo, từ công nhân, nhân viên tới lãnh đạo cấp cao của các công ty.

Nếu sự thiếu hụt kỹ năng không được lấp đầy tại mọi vị trí, nó có thể cản trở đáng kể việc quản lý chuyển đổi của tổ chức. Nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng dịch vụ ngoài, thuê nhân viên hay chuyên gia tự do để giải quyết các lỗ hổng kỹ năng của tổ chức. Một cách tiếp cận toàn diện để lập kế hoạch lực lượng lao động, làm lại và nâng cao kỹ năng sẽ là chìa khóa để quản lý tích cực, chủ động các xu hướng đó.

Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên
Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên

(Bà Nguyễn Tuyết Minh với phần chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo nhân sự vượt khủng hoảng thành công.)

Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy năng lực thích ứng nhanh cho tổ chức

Là doanh nghiệp được vinh danh vì liên tục nằm trong tốp các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất của TP. Hồ Chí Minh, Bà Nguyễn Tuyết Minh – Giám đốc Tư vấn & Phát triển tổ chức của Công ty CP Le & Associates chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo nhân sự vượt khủng hoảng thành công: “L & A đã tập trung xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi nào đó, lãnh đạo sẽ truyền thông liên tục để nhân viên được biết con đường của doanh nghiệp sẽ đi về đâu”.

L & A đưa ra hành động để nhân viên sáng tạo và khuyến khích phát triển “năng lực thích ứng”, trau dồi sự nhạy bén về kinh doanh hoặc tư duy chiến lược giúp các thành viên đáp ứng kịp với mọi sự thay đổi của khách hàng và môi trường. L & A đặc biệt ưu tiên phát triển công nghệ AI vừa nâng cao hiệu suất công việc, và còn vì đó là xu hướng không thể cưỡng lại.

Đối với Khách hàng – Đối tác, L & A nghiên cứu và đề xuất phương án giúp khách hàng xây dựng hệ thống đánh giá, huấn luyện đào tạo đúng phương pháp, vừa tiết kiệm thời gian vừa tối ưu hiệu quả.

Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên
Xác định năng lực cần thiết và xây dựng môi trường học cả đời cho nhân viên

(Các diễn giả tham gia Phiên thảo luận trong Chuyên đề 4: “Năng lực để đón đầu”.)

Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu để xác định năng lực lãnh đạo cho tương lai?

Bà Nguyễn Tuyết Minh nhận định: “Để xác định đúng các năng lực mà đội ngũ nhân sự cần có nhằm đáp ứng các chiến lược kinh doanh trong tương lai trước tiên cần bắt đầu từ nhận thức của CEO và các giám đốc nhân sự”.

Bà Đinh Kim Nhung, Trưởng bộ phận nguồn nhân lực Masan Group đưa ra lời khuyên: “Các nhà lãnh đạo cần trả lời các câu hỏi như tại sao phải cần có năng lực? Nếu không có thì có thua thiệt, có chậm hơn người ta không, có mất tính cạnh tranh, rơi rớt kiến thúc hay khả năng đồng cam cộng khổ với nhau?! Nếu không thể trả lời hoặc trả lời xong thấy vẫn chưa cần thiết thì khoan làm!

Bà Phan Thị Thu Hương – Chuyên gia tư vấn hệ thống nguồn nhân lực Le & Associates lại cho rằng: “Doanh nghiệp chuẩn bị năng lực là vì có mục tiêu, là điều chúng ta cần phải làm để thúc đẩy khả năng thích ứng nhanh cho doanh nghiệp chứ không nên làm vì đó là thời trang, là xu hướng, “đu trend”. Sau khi xác định rõ những việc cần làm mới lên chiến lược hoàn thiện. Cân nhắc để tránh tiền mất tật mang, triển khai tốn kém, mất thời gian và tâm huyết mà không mang lại hiệu quả”.

Những kỹ năng và năng lực lãnh đạo nào mà doanh nghiệp và người lao động cần trang bị để vươn tới tương lai?

Theo báo cáo về Tương lai việc làm do Diễn đàn kinh tế thế giới WEF dự đoán, khoảng 58% kỹ năng quan trọng cốt lõi hiện tại sẽ giữ nguyên, 42% trong các kỹ năng làm việc cần thiết sẽ thay đổi trong giai đoạn đến năm 2022.

Các kỹ năng sẽ tiếp tục phát triển nổi bật bao gồm tư duy phân tích và học tập tích cực, kỹ năng như thiết kế công nghệ… cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với năng lực công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, thành thạo công nghệ mới chỉ là một phần của các kỹ năng năm 2022. Những kỹ năng con người như sáng tạo, độc đáo và chủ động, tư duy phản biện, thuyết phục và đàm phán, linh hoạt, giải quyết vấn đề cũng sẽ tăng giá trị.

Quản trị Nhân sự nên là đối tác của doanh nghiệp

Sự thật là dù doanh nghiệp có tạo ra quy trình tinh gọn đến đâu, ứng dụng công nghệ hiện đại đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn là vấn đề giữa con người với con người mà không thể AI, tự động hóa nào thay thế được. Do đó, trách nhiệm và nghĩa vụ của Bộ phận Nhân sự trong doanh nghiệp là rất quan trọng.

Bà Đinh Kim Nhung, Trưởng bộ phận nguồn nhân lực Masan Group trăn trở: “Nhiều người than vãn Nhân sự –  HR là “Hốt rác”. Quan điểm của mình, H là Heart – là “Trái tim”. Và không có trái tim thì không sống được cho nên cần phải xem trọng HR. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ xem trọng công tác bộ phận HR khi và chỉ khi những giá trị HR đem tới cho doanh nghiệp đúng như sự mong đợi của họ”.

Khi được mời chia sẻ bí quyết dẫn dắt nhân sự Masan đạt được nhiều thành công trên thị trường như hiện tại, Bà Nhung cho hay: “Tham gia Masan là thay đổi lớn nhất cuộc đời tôi. Từ năm 2006, Masan đã mời tôi về làm việc nhưng vì nhiều lý do mà đến năm 2012 tôi mới quyết định đầu quân. Trước đó, HR bị thay đổi liên tục, không mấy ai trên thị trường Nhân sự có đủ dũng khí làm ở Masan. Nhưng khi từ khi quyết định đi làm ở Masan thì tôi mới phát hiện đây đúng là công việc giúp tôi được là chính mình. Nhưng thành công không bao giờ là dễ dàng. Tôi từng liên tục xin nghỉ trong sáu tháng đầu tiên khi tiếp quản công việc. Thời điểm đó, đội ngũ HR yếu, tôi với Ban lãnh đạo lại bất đồng ngôn ngữ trong công tác Nhân sự. Sau nhiều hoang mang, tôi đã vượt qua được khó khăn khi đề ra chiến lược kế thừa những thành tích trước đó của công ty, sử dụng thành tích tốt của bản thân trong quá khứ, và đưa cả hai lên tầm cao mới mà vẫn giữ nguyên “hồn doanh nghiệp”. Từ đó tôi bắt đầu hòa nhập, có tiếng nói, có sự đồng thuận lớn, kèm với đó là sự trưởng thành trong cá tính. Tôi trở nên điềm đạm, chín chắn, kiên nhẫn hơn”.

Trong một doanh nghiệp nhiều người trẻ như Masan, công việc của bộ phận Nhân sự phải điều chỉnh dần theo hướng kiên trì, nhẫn nại và khuyến khích cho phù hợp với lối sống, suy nghĩ và cách làm việc với các bạn thuộc thế hệ 9x và Z. Các bạn đã có sự hướng nghiệp và tìm hiểu về công việc tương lai chứ không thụ động như giới 6x, 7x. Với các bạn trẻ thế hệ này, từ công việc cho đến duy trì mối quan hệ với gia đình, bạn bè đều qua tin nhắn. Các bạn tin bạn bè hơn phụ huynh, có khoảng cách lớn với thế hệ trước và thích được trải nghiệm, thích được nhìn lại,….

Bà Nhung cho hay: “Tôi thường nói với các bạn trẻ, nếu cộng kiến thức của tất cả anh chị đi trước ở đây thì sẽ thành mấy trăm năm kinh nghiệm. Thế nên, nếu các bạn thực sự giỏi, các bạn phải là người biết sử dụng kinh nghiệm của người đi trước áp dụng thêm công nghệ’.

Tôi cho rằng, Quản trị Nhân sự nên là đối tác của lãnh đạo, của quản lý các bộ phận và người lao động trong doanh nghiệp. Người làm nhân sự cần kiên trì, nhẫn nại, nhìn nhận và học hỏi mỗi ngày. Và kỹ năng mới đang được xem trọng nhất của HR trong giai đoạn khủng hoảng này chính là khả năng phục hồi nhanh như một miếng mút, chấp nhận được các lực tác động và đồng thời bung trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức. Từ đó, mỗi mối quan hệ mình giữ gìn hoặc nâng lên tầm cao mới được đều được mình xem là chiến thắng của mình”.

Bà Nguyễn Tuyết Minh đúc rút: “Dù là trong vai trò Quản trị Nhân sự nội bộ hay là đơn vị tư vấn xây dựng năng lực quản trị nhân sự cho Đối tác – Khách hàng, L & A cũng đều tập trung vào việc “giữ được nếp nhà”, văn hóa hoặc những điều khách hàng muốn giữ gìn. L & A nghiên cứu, đề xuất phương pháp đánh giá năng lực. Sau đó, thông qua huấn luyện đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân sự, vừa tiết kiệm thời gian, ngân sách lại đạt được kết quả tối ưu”.

(theo Diễm Châu)

Hãy theo dõi clip các phần trình bày và các phiên thảo luận của diễn giả tại Diễn đàn nhân sự “Vươn tới tương lai” để cùng giải đáp thắc mắc mà bạn hoặc doanh nghiệp đang gặp phải.

** Clip nội dung các phần trình bày của diễn giả của tại Diễn đàn nhân sự “Vươn tới tương lai” sẽ được đăng tải lần lượt tại:

** Link tải slide tài liệu của diễn giả sử dụng trong diễn đàn:

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button