Nhiều chứng cứ cho thấy Lãnh đạo Kiệt xuất tạo ra nhiều giá trị kinh tế cho một tổ chức hơn so với người Lãnh đạo ở mức độ tốt. Vậy năng lực của nhà lãnh đạo là gì?
Thành công trong kinh doanh có thể do nhiều nguyên nhân. Do vị thế ngành mà tổ chức của bạn đang hoạt động, do một công nghệ mới ngoạn mục mà bạn đã phát hiện ra, do một sản phẩm được thiết kế tốt bất ngờ, do một chiến lược tuyệt vời, do thời điểm bạn bạn bắt đầu kinh doanh, và tất nhiên, cả may mắn nữa. Chúng tôi nhận thấy là tất cả các nguyên nhân này đều đáng nói trong thành công của doanh nghiệp.
Tuy vậy, có một yếu tố, nhất quán và dự đoán được cho thành công của doanh nghiệp. Đó là chất lượng năng lực lãnh đạo trong tổ chức. Bài báo này sẽ làm rõ năng lực lãnh đạo là gì, đề cập đến chứng cứ mà chúng tôi thu được về mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo với kết quả kinh doanh, và thăm dò các lý do xuất hiện điều này. Cuối cùng là sẽ mô tả những gì mà các tổ chức có thể làm để phát triển các lãnh đạo xuất sắc này.
Lãnh đạo kiệt xuất có thể làm tăng gấp đôi lợi nhuận được không?
Được. Chuyện này thường gặp, không phải chỉ trong ngắn hạn. Trước hết hãy xem lại một ví dụ đã từng gặp. Chúng tôi phải tổ chức một nghiên cứu cho một đơn vị của một tổ chức trong Fortune 500 ngành cho vay thế chấp. Lúc nghiên cứu chúng tôi nhận ra là có chứng cứ thuyết phục cho thấy hiệu quả lãnh đạo tác động trực tiếp đến thu nhập ròng.
May mắn là tổ chức này có lợi nhuận đo lường được dễ dàng rõ ràng, theo từng chi nhánh (nói chung thì không phải đều dễ như vậy). Trường hợp này, chúng tôi có thể cô lập nhiều yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến kết quả của doanh nghiệp, làm cho thấy rõ tác động đáng kể của năng lực lãnh đạo trong kết quả kinh doanh. Tổ chức này có hơn một trăm văn phòng ở các thành phố rải rác khắp Bắc Mỹ. Họ cho vay có thế chấp cho người mua nhà. Lãi suất là thống nhất giữa các văn phòng. Chính sách và thủ tục nói chung là giống nhau. Các thước đo lợi nhuận có sẵn không phải bổ sung các chi phí nào khác phải gánh.
Mỗi chi nhánh có khoảng từ 25 đến 35 nhân viên dưới quyền người quản lý chi nhánh. Để đánh giá hiệu quả lãnh đạo của mỗi người quản lý chi nhánh, chúng tôi dùng cách đánh giá 360-độ để đo lường năng lực lãnh đạo của họ. Quy trình này bao gồm một bản tự đánh giá cá nhân của mỗi người quản lý chi nhánh, một đánh giá của cấp trên của họ, các đánh giá do đồng nghiệp trong tổ chức (như cấp quản lý từ các chi nhánh khác và nhân viên tổng công ty hoặc vùng), cùng với một số cấp dưới của họ. Chúng tôi phân chia ngẫu nhiên các người quản lý chi nhánh thành ba nhóm dựa vào điểm phản hồi từ đánh giá 360-độ. Chúng tôi định nghĩa nhóm top 10% là lãnh đạo tốt nhất, nhóm 10% điểm thấp nhất là lãnh đạo yếu kém, và và khoảng giữa 80% là số lãnh đạo còn lại. Phân chia này tạo ra sự tương phản ngoạn mục cho thấy tác động khác nhau giữa lãnh đạo yếu kém và lãnh đạo kiệt xuất.
Rồi chúng tôi tham khảo chéo dữ liệu này với lợi nhuận kinh doanh của mỗi văn phòng của các người lãnh đạo chi nhánh này. Bạn có thể đoán được, kết quả cho thấy nhóm 10% thấp nhất cho kết quả yếu kém và top 10% cho kết quả cực kỳ xuất sắc. Nhưng sẽ rất ấn tượng khi xem các khác biệt này thể hiện ra sao.
Đồ thị nêu sau đây cho thấy:
-
- Lỗ thuần $1.2 triệu đô la ở nhóm các người quản lý chi nhánh thuộc nhóm 10% thấp nhất.
- Lợi nhuận theo chi nhánh là $2.4 triệu đô la n cho nhóm 80% lãnh đạo nhóm giữa.
- Lợi nhuận theo chi nhánh là $4.5 triệu đô la cho nhóm chi nhánh được quản lý bởi nhóm 10% lãnh đạo xuất sắc
Nhóm giữa thực tế đã tăng gấp ba lần lợi nhuận so với nhóm 10% thấp nhất. Nhóm top 10% tạo ra lợi nhuận hơn gấp đôi lợi nhuận trung bình theo chi nhánh của 90% quản lý còn lại kia.
Trong những năm vừa qua, một trong các tác giả, Dr. Folkman, lãnh đạo một nhóm phân tích một cơ sở dữ liệu hơn 750.000 phản hồi từ các công cụ đánh giá đa chiều (phần lớn là các báo cáo đánh giá 360 độ) cho khoảng 56.000 người quản lý. Ông là người sớm tiên phong trong phát triển và và sử dụng công cụ đánh giá 360 độ và viết một luận văn tiến sĩ về đề tài này. Ông tin là nếu bạn muốn khám phá hiệu quả của một người lãnh đạo, thì hãy hỏi những ai được họ lãnh đạo và ai là những người đồng cấp với người lãnh đạo đó. Các bảng câu hỏi được tập hợp từ hàng trăm công ty trên toàn cầu. Ngoài ra, một số số đo hiệu quả cụ thể với cùng những người quản lý này cho phép chúng ta so sánh kết quả kinh doanh của họ với hiệu quả lãnh đạo của họ.
Hướng tiếp cận dựa vào dữ liệu này cho chúng ta hiểu sâu hơn về năng lực lãnh đạo, mở ra cách nhận diện người lãnh đạo kiệt xuất và cách phát triển người lãnh đạo như thế nào. Kết quả là mô hình năng lực lãnh đạo của chúng tôi giúp khách hàng có phương pháp thực tiễn và chiến thuật cả trong xác lập những điểm cần tập trung cho năng lực lãnh đạo, lẫn cách phát triển các điểm mạnh.
Nổi bật nhất là công trình của chúng tôi trong phát triển năng lực lãnh đạo được tập trung vào các kết quả kinh doanh tích cực do năng lực lãnh đạo xuất sắc tạo ra. Nói khác đi, quy trình của chúng tôi hứa hẹn việc chuyển hóa sự phát triển năng lực lãnh đạo thành kết quả trong kinh doanh. Nó cho thấy “cách mà người lãnh đạo kiệt xuất làm tăng gấp đôi lợi nhuận,” và lý do vì sao điều này có được.
Xu hướng
Lãnh đạo kiệt xuất có làm tăng gấp đôi lợi nhuận trong mọi trường hợp không? Như nêu trong trường hợp điển hình trên, chúng tôi nhận ra là câu trả lời là “có thể không làm được.”
Tuy vậy, chúng tôi có dữ liệu cho thấy là xu hướng này vẫn hầu như là đúng vậy. Bỏ qua việc xem số liệu thô hoặc tỷ lệ cho thấy một người lãnh đạo yếu kém làm lỗ 1 triệu USD hoặc chỉ hòa vốn hoặc một người lãnh đạo xuất sắc làm tăng gấp đôi lợi nhuận hoặc làm tăng 20% chẳng hạn thì kết quả vẫn không khác gì. Lãnh đạo tốt tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn lãnh đạo yếu kém, và lãnh đạo kiệt xuất tạo ra nhiều giá trị kinh tế đáng kể hơn so với những lãnh đạo còn lại khác.
Năng lực lãnh đạo tác động đến lợi nhuận như thế nào?
Không phải bao giờ cũng có thể đo lường trực tiếp mối quan hệ giữa năng lực lãnh đạo với khả năng tạo lợi nhuận, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố khác nhau có tác động đến lợi nhuận. Chúng ta có thể đo lường các yếu tố dẫn đến lợi nhuận một cách bền vững. Các tác động gián tiếp, hoặc những gì mà có người gọi là các biến số sẽ tác động vào khả năng tạo lợi nhuận, bao gồm:
- Khả năng tuyển được nhân tài tốt.
- Sự hài lòng/cam kết của nhân viên.
- Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
- Tỷ lệ nhân viên “muốn nghỉ việc”.
- Sự hài lòng về tiền lương.
- Hiệu quả bán hàng.
- Sự hài lòng của khách hàng.
- Hình ảnh của công ty.
- Văn hóa của công ty.
- Sự đổi mới.
- Năng suất của lực lượng lao động.
Mối liên kết giữa hiệu quả của năng lực lãnh đạo với mỗi kết quả đầu ra trong hoạt động kinh doanh nêu trên thường dễ xác định hơn là chỉ một con số cuối cùng về khả năng tạo lợi nhuận.
Cam kết của nhân viên
Ví dụ, gần đây rất nhiều bài viết về sự quan trọng của cam kết của nhân viên. Khi nhìn về tác động của hiệu quả của năng lực lãnh đạo đối với sự hài lòng và cam kết của nhân viên, chú ý là những nhân viên cấp dưới của người quản lý trong nhóm 10% lãnh đạo kém nhất, có mức điểm cam kết của nhân viên ở mức 23 phần trăm. So sánh với nhân viên cấp dưới của những người lãnh đạo thuộc top 10%. Những nhân viên này có điểm về sự hài lòng và cam kết ở mức tỷ lệ 80 phần trăm. (Nghiên cứu này dựa vào 30.661 nhà lãnh đạo trên toàn cầu.)
Gắn bó và nghỉ việc
Đây là một ví dụ khác liên quan đến tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên và những người đang có ý định như vậy. Hơn 80% nhân viên “có ý định nghỉ việc” nếu cấp trên của họ thuộc nhóm lãnh đạo 10% kém nhất, so với 4% những người “có ý định nghỉ việc” nếu lãnh đạo của họ thuộc nhóm top 10%. Cần chú ý là trong những giai đoạn kinh tế bình thường, có khoảng phân nửa nhân viên trong tổ chức nói là họ có ý định nghỉ việc, thực ra đã nghỉ việc ngay trong năm đó! (Các kết quả này có được từ 2.500 nhà lãnh đạo trong công ty về các dịch vụ tài chính.)
Tăng trưởng doanh thu
Kinh tế Mexico năm 2014 khó khăn do những vấn đề chính trị và đạt thấp hơn mức tăng trưởng mong muốn. Mọi khu vực trong nền kinh tế đó bị ảnh hưởng. Tuy vậy, cấp quản lý của chuỗi bán lẻ đã tin là các người quản lý cửa hàng có năng lực có thể cải thiện doanh thu ngay cả lúc kinh tế khó khăn.
Để kiểm chứng giả thiết này chúng tôi đã phân tích hiệu quả lãnh đạo của 95 người quản lý cửa hàng bán lẻ. Bài đánh giá được những người quản lý, đồng nghiệp, cấp dưới, và khách hàng nội bộ của mỗi người quản lý cửa hàng hoàn thành. Do quy mô các cửa hàng là khác nhau, cùng với một số địa điểm là thuận lợi hơn những nơi khác, chúng tôi sử dụng độ đo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của từng cửa hàng là chính, so với năm trước đó.
Đồ thị sau đây cho thấy kết quả đó. Những người lãnh đạo kém, là thuộc nhóm 10% thấp nhất cho thấy có sự cải thiện chỉ 0.7% so với năm trước đó. Những người lãnh đạo tốt nhất, thuộc nhóm 10% cao nhất, cho thấy cải thiện 7.4% so với doanh thu năm trước đó.
Tiền lương
Ngay cả sự hài lòng về tiền lương cũng cho thấy một khác biệt ngoạn mục, với ít hơn 37% nhân viên hài lòng với tiền lương khi cấp trên của họ trong nhóm 10% kém nhất. Tương phản với gần 60% nhân viên hài lòng về tiền lương trong tổ chức có người lãnh đạo thuộc nhóm top 10% cao nhất. Điều đặc biệt thú vị trong thống kê này là nhân viên không phải được lương cao hơn từ lãnh đạo thuộc nhóm top 10% cao nhất khi so sánh với những người cấp dưới của người lãnh đạo thuộc nhóm 10% kém nhất. Đó là bằng chừng sống động cho câu nói lâu nay là, “Bạn không thể trả lương đủ cho tôi để làm việc với con người này.”
Sau khi thấy tác động ngoạn mục và đo lường được cho thấy là năng lực lãnh đạo tạo ra các kết quả trong kinh doanh khác biệt nhau, và cuối cùng là tác dộng đến kết quả sau cùng, bây giờ hãy xem đến câu hỏi sau đây nói lên điều gì.
Xem thêm Phần 2: Vì sao người lãnh đạo tốt hơn sẽ cải thiện được lợi nhuận?