Blog nhân sự

Phụ nữ lãnh đạo giỏi hơn trong lúc khủng hoảng

Có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ có năng lực lãnh đạo tốt hơn nam giới trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19. Theo một phân tích đánh giá 360 độ được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, phụ nữ được những người làm việc cùng họ đánh giá là làm việc hiệu quả hơn. Khoảng cách giữa nam và nữ trong đại dịch còn lớn hơn trước đó, có thể thấy rằng phụ nữ có xu hướng hoạt động tốt hơn trong một cuộc khủng hoảng. Trên thực tế phụ nữ được đánh giá tích cực hơn về 13 trong số 19 năng lực bao gồm hiệu quả lãnh đạo tổng thể trong đánh giá của các tác giả.

Khi bàn về sự nghiệp của các nữ lãnh đạo, có một hiện tượng được gọi là ‘vực thủy tinh’ (glass cliff). Nó có liên quan mật thiết tới thuật ngữ ‘glass ceiling’ – rào cản vô hình đối với sự thăng tiến mà phụ nữ phải đối mặt khi họ được thăng lên cấp cao nhất của tổ chức. ‘Vực thủy tinh’ mô tả việc lãnh đạo nữ được giao trọng trách cứu một công ty đang gặp khó khăn. Khi cuối cùng phụ nữ cũng có cơ hội chứng minh bản thân ở vị trí cấp cao, họ lại được giao cỗ máy bị hỏng và khả năng thất bại cao.

Điều này xảy ra thường xuyên đến mức chúng tôi tự hỏi liệu phụ nữ có thực sự lãnh đạo tốt hơn trong lúc khủng hoảng? Có thể đó là lý do mà họ được giao vị trí cầm cương trong thời kỳ khó khăn?

Trong suốt cuộc khủng hoảng COVID-19, chúng ta được nghe những giai thoại về phụ nữ làm tốt công việc hơn và nghiên cứu mới cũng ủng hộ điều đó. Một nghiên cứu cho thấy các kết quả liên quan đến COVID-19 bao gồm số ca mắc bệnh và tử vong đều tốt hơn ở những đất nước do phụ nữ đứng đầu. Một quan sát khác với những thống đốc ở Mỹ và tương tự thấy rằng các bang với lãnh đạo là nữ có tỉ lệ tử vong thấp hơn. Chúng tôi quyết định tìm hiểu dữ liệu toàn cầu đánh giá 360 độ của Zenger Folkman để có thể thấy hình mẫu về cách lãnh đạo của nam và nữ trong các tổ chức đang phản ứng và đối phó với khủng hoảng.

Ai được xem là đủ tiêu chuẩn hơn để lãnh đạo trong khủng hoảng ?

Năm ngoái, chúng tôi đã viết về cách phụ nữ được những người làm việc cùng họ đánh giá là lãnh đạo tốt hơn khi so sánh với nam giới. Dữ liệu phân tích của chúng tôi được lấy từ đánh giá của hơn 60.000 nhà lãnh đạo (22.603 phụ nữ và 40.187 nam giới). Chúng tôi muốn xem dữ liệu tương tự được thu thập trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Covid-19 để xem liệu các xếp hạng này có thay đổi hay không.

Từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, 454 nam giới và 366 phụ nữ đã được đánh giá về hiệu quả lãnh đạo của họ bằng cách sử dụng bài đánh giá Lãnh đạo kiệt xuất 360 độ. Tương đồng với kết quả phân tích trước đại dịch, chúng tôi thấy rằng phụ nữ được đánh giá tích cực hơn đáng kể so với nam giới. Khi so sánh xếp hạng hiệu quả lãnh đạo tổng thể của nam giới so với phụ nữ, một lần nữa phụ nữ được đánh giá là lãnh đạo hiệu quả hơn (t-Value 2,926, Sig.0,004). Khoảng cách giữa nam và nữ trong đại dịch thậm chí còn lớn hơn so với những điều đã được đo lường trước đây, có thể nhận định rằng phụ nữ có xu hướng làm tốt hơn trong lúc khủng hoảng.

Phụ nữ được điểm cao hơn ở 13 trong 19 năng lực trong đánh giá của chúng tôi, bao gồm hiệu quả lãnh đạo tổng thể. Nam giới được đánh giá tích cực hơn ở một năng lực – nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Trong bảng dưới đây, điểm hiển thị của lãnh đạo nam và nữ được sắp xếp theo xếp hạng trung bình của phụ nữ dựa trên dữ liệu thu thập trong đợt đầu tiên của đại dịch.

Tại sao nữ lãnh đạo được cho là hiệu quả hơn ?

Mỗi nhà lãnh đạo mà chúng tôi đánh giá cũng nhận được điểm về mức độ tương tác với nhân viên dựa trên trả lời cho câu hỏi về mức độ hài lòng và cam kết của người nhân viên. Mức độ gắn kết của nhân viên có lãnh đạo nam hơi thấp hơn so với trung bình, nhưng điểm gắn kết với các lãnh đạo nữ cao hơn đáng kể. Tỷ lệ trung bình chung cho cả nam và nữ lãnh đạo là mức 51%.

Để hiểu rõ hơn điều gì đã dẫn đến sự khác biệt về mức độ gắn kết, chúng tôi xem lại các năng lực mà nhân viên cho là quan trọng nhất trong lúc khủng hoảng. Đáng chú ý, những người tham gia cho là các kĩ năng cá nhân có tầm quan trọng lớn hơn, như là ‘truyền cảm hứng và động lực’, ‘giao tiếp hiệu quả’, ‘cộng tác và làm việc nhóm’ và ‘xây dựng quan hệ’, mà tất cả những kĩ năng này phái nữ đều được đánh giá cao hơn. Phân tích của chúng tôi lặp lại những gì mà các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong khảo sát về các thống đốc bang của Mỹ được đề cập ở trên: lãnh đạo nữ thấu cảm hơn với nỗi lo của dân chúng, quan tâm tới hạnh phúc và sự tự tin vào kế hoạch cá nhân của họ.

Có lẽ phần giá trị nhất của số liệu mà chúng tôi thu thập được trong suốt giai đoạn khủng hoảng là được nghe từ những người báo cáo trực tiếp về những điều họ quan tâm và mong đợi từ nhà lãnh đạo của mình. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy nhân viên muốn lãnh đạo có khả năng xoay sở và học hỏi kỹ năng mới; quan tâm tới sự phát triển của nhân viên ngay cả trong thời gian khó khăn; thể hiện sự trung thực và chính trực; là người nhạy cảm và hiểu được sự căng thẳng, lo âu và thất vọng mà mọi người đang cảm thấy. Phân tích của chúng tôi cho thấy đây là những đặc điểm thường được phụ nữ thể hiện nhiều hơn. Nhưng khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn và gia tăng ở nhiều nơi, tất cả các lãnh đạo, không phân biệt giới tính đều phải cố gắng đáp ứng những nhu cầu này.

 

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button