Blog nhân sự

Những từ tiếng Anh đáng nhớ 2021

Xin chào Thứ 2 cuối cùng của năm 2021, vẫn như thường lệ đây là thời gian mọi người tất bật với công việc kết thúc năm cũ, chào đón năm mới. Điểm lại “hành trình 365 ngày” của năm nay, trang Grammarly đã công bố “Những từ tiếng anh đáng nhớ 2021″. Đây là các từ đánh dấu những cột mốc quan trọng trong năm 2021. Đặc biệt trong danh sách đó, có 3 từ Hybrid Working, Languishing, The Great Resignation thể hiện những thay đổi đặc biệt trong ngành Nhân sự cũng như cách quản lí nhân viên. 

Mời bạn đọc cùng L & A tìm hiểu những từ này nhé!  

1. Hybrid Working

Hybrid Working là mô hình làm việc kết hợp “làm việc từ xa hoặc tại nhà” với “làm việc tại văn phòng”. Mô hình này không phải là tăng tổng thời gian làm việc lên, mà có nghĩa là nhân viên sẽ được linh hoạt lựa chọn thời gian. Với mô hình này, nhân viên có thể chủ động lựa chọn làm việc tại bất cứ nơi đâu và chỉ lên văn phòng khi cần thiết. Cách vận hành này giúp nhân viên lựa chọn khung giờ làm việc đạt hiệu suất tốt nhất với mình, đồng thời có thể giảm áp lực tinh thần bởi dư chấn Covid-19 và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. 

Theo khảo sát của Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey & Company, mô hình Hydrid Working mang đến lợi ích cho doanh nghiệp bởi nó có thể giúp giảm tới 30% chi phí vận hành và là một trong những cách quản lí nhân viên, thời gian làm việc được nhiều người quan tâm.

2. Languishing

Languishing là một trạng thái tâm lý uể oải, trống rỗng, trì trệ không cảm xúc, không cảm nhận được niềm vui, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống nhưng không đến mức tuyệt vọng. Trạng thái languishing nằm giữa trầm cảm và cảm xúc hân hoan. Mặc dù thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà xã hội học Corey Keyes gán cho tình trạng sức khỏe tâm thần nhiều năm trước đại dịch, New York Times đã chỉ ra rằng nó mô tả rất sâu sắc cảm xúc chủ đạo của năm 2021.

Sau gần hai năm mệt mỏi vì đại dịch, năm 2021 nổi lên một từ để chỉ cảm giác mà nhiều người trên toàn cầu đang trải qua – “Languishing”. Người với trạng thái “languishing” thường cảm thấy chán nản và thờ ơ nên dẫn đến làm gì cũng qua quýt, động cơ thì mờ mịt, thiếu tập trung, dễ “đầu voi đuôi chuột” và bỏ cuộc gấp ba người thường.

3. The Great Resignation

“The Great Resignation” hay còn được gọi là Big Quit ám chỉ việc lượng người nghỉ việc ngày một nhiều. Trong thời kỳ đại dịch bùng phát, “The Great Resignation” mô tả làn sóng nghỉ việc ồ ạt dẫn đến tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao nhất trong lịch sử Mỹ, với khoảng 4,3 triệu người lao động rời bỏ việc làm vào tháng 8, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Thị trường trở nên khan hiếm lao động sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại do hàng loạt nhân viên vẫn bị giãn cách hay về quê chưa trở lại được.

Hệ quả là hàng loạt nhà máy, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, tạo cơ hội cho mọi người chuyển việc với mức đãi ngộ tốt hơn. Nhân viên xin nghỉ việc để tìm cơ hội mới tốt hơn. Đây cũng là một lưu ý cho đội ngũ quản lý nhân sự về cách làm việc, cách vận hành và cách quản lí nhân viên của mình để đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên với công ty.

Mặt khác, báo cáo của McKinsey cho thấy phần lớn nhân viên nghỉ việc không phải vì tiền lương mà do họ không còn cảm thấy hứng thú với công việc nữa. Rất nhiều nhân viên đã bỏ việc để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống sau quãng thời gian quá tải. 

Le & Associates

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button