Blog nhân sự

Những kỹ năng một quản trị viên giỏi cần có P.2

Không ai, hoặc rất hiếm, được sinh ra với đầy đủ những kĩ năng lãnh đạo cần thiết. Chúng ta đều cần phải trải qua 1 quá trình luyện tập gian khổ để có thể trở thành 1 lãnh đạo thực thụ. Đó là lý do vì sao những kĩ năng dưới đây cực kì quan trọng với những ai đang có ước muốn trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất.

Điều gì làm nên một quản trị viên giỏi?

Các chuyên gia đã mô tả những yếu tố chính của một nhà quản lý tốt như sau:

1. Có một mục tiêu rõ ràng

2. Có khả năng phân bổ các nguồn lực theo các ưu tiên

3. Có thể đưa ra quyết định, hành động, và chịu trách nhiệm cho quyết định của mình

4. Sẵn sàng thỏa hiệp

5. Có thể uỷ quyền cho cấp dưới cũng như phụ thuộc vào họ.

6. Tự động viên, tự kiểm soát

7. Khả năng tổ chức, lên kế hoạch, và giao tiếp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

8. Duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người

9. Có cảm xúc trưởng thành và nội lực để đối phó với thất bại, căng thẳng và sự thất vọng.

10. Có thể đánh giá bản thân mình và hiệu quả làm việc của mình một cách khách quan, dám thừa nhận mình sai.

11. Mong muốn con người sẽ phát triển không ngừng, cải thiện hiệu suất làm việc và tiếp tục phát triển

Tuy nhiên, chỉ cần nhớ những điểm sau đây là bạn sẽ làm tốt vai trò của mình:

1. Nếu không phải là bắt buộc thì một quản trị viên nên tránh việc tạo ra hệ thống thứ bậc trong tổ chức vì như thế chỉ tạo ra những mặc cảm và phức tạp nhiều hơn về nhân sự sau một thời gian, và sẽ làm giảm thiểu tiềm năng của tất cả mọi người.

2. Tính nhất quán trong hành vi là một đặc điểm quan trọng của một nhà quản trị viên tốt.

3. Người làm quản lý cần phải thực hiện công việc của họ chính xác như họ thuyết giảng cho người khác vậy. Đây là toàn bộ của tính nhất quán. Triết lý của chúng ta rất đơn giản- chúng ta đối xử với mọi người một cách tôn trọng và làm những gì chúng ta đã nói.

4. Quản trị viên cần thân thiện và gần gũi.

5. Giao tiếp với mọi người thường xuyên và khi cần thiết.

6. Quản trị viên nên hỗ trợ nhân viên của mình bằng việc khuyến khích, tán dương và cải tiến môi trường làm việc.

7. Nhà quản lý cũng nên là lãnh đạo. Bên cạnh các kỹ năng thực tế, họ phải có sự sáng tạo để giải quyết một số vấn đề.

8. Nhà quản lý cần có khả năng hướng dẫn người khác làm việc một cách tự tin và dễ hiểu nếu những người này chưa đủ hiện thực và đạt đến trình độ tự quản lý bản thân.

9. Quan điểm về con người trong quản lý là mọi người được phép thể hiện cảm xúc và quan điểm. Người quản lý cần nghiên cứu các tình huống và bàn với nhân viên của họ càng sớm càng tốt, để hiểu được nguyên nhân và giải quyết trước khi những cảm xúc đó bộc phát và ảnh hưởng đến khách hàng bên ngoài. Tương tự, với khách hang bên ngoài, hãy quan sát các tình huống có thể gây stress hay gây thất vọng cho họ, nói chuyện, lắng nghe ý kiến của họ và giải quyết vấn đề mà nhà quản trị có thể xử lý được.

10. Hãy nhớ rằng khi có lỗi xảy ra, mọi người đều có trách nhiệm, không phải chỉ nhân viên mà cả cấp quản lý nữa. Mọi người cần làm việc cùng nhau. Sa thải không phải là cách giải quyết vấn đề. Nó chỉ được sử dụng như là phương án cuối cùng.

11. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm trong việc cải thiện tình huống. Chúng ta chính là giải pháp cho chính vấn đề của mình.

quản trị viên tài năng

Một quản trị viên nên quản lý bao nhiêu nhân viên?

Điều này phụ thuộc vào số lượng nhân viên mà người này có thể xử lý, và bản thân nhân viên đó có thể làm gì hay mang lại được gì cho tổ chức.

Nếu nhân viên đang đảm nhận nhiều việc khác nhau, tự quản lý công việc của mình và cùng lúc hoàn thành tốt những nhiệm vụ khác, bạn có thể phải quản lý/giám sát ít nhân viên hơn (mặc dù bạn có thể quản lý được nhiều người hơn). Nếu nhân viên đang làm những việc tương tự nhau nhưng cần được chỉ bảo phải làm gì sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ (đặc biệt trường hợp đột nhiên nhân viên thấy mình đối mặt với một nhiệm vụ mới mà bản thân thì lại không có kỹ năng) bạn phải thường xuyên giám sát/quản lý nhiều nhân viên hơn.

Ngoài ra, điều này cũng phụ thuộc vào bạn: Khả năng của bạn đã dủ để là một cấp trên tốt? Bạn có nhận được sự hỗ trợ? Bạn có thích giám sát mọi người hay để mọi người tự lo liệu việc của họ? Mức độ tự tin của bạn đến đâu? Bạn có thể quản lý bao nhiêu nhân viên? Khả năng của bạn càng cao, bạn càng quản lý được nhiều nhân viên, miễn là bạn không quên việc củng cố chất lượng các mối quan hệ với nhân viên. Nếu bạn mối quan hệ với cấp dưới rất mờ nhạt, nghĩa là bạn đang quản lý nhân viên quá chặt và bạn cần nới lỏng ra để có thể giữ mối quan hệ cởi mở với họ.

Cung cấp bởi Le & Associates.

Facebook
LinkedIn
Email
Print

Quý khách cần liên hệ tư vấn ?

Vui lòng liên hệ qua biểu mẫu trực tuyến, gọi điện cho chúng tôi qua email: cs@l-a.com.vn hoặc sđt: 0902 989 578
Để chấp thuận bảo mật thông tin theo Chính Sách Bảo Vệ và Xử Lý Dữ Liệu Cá Nhân và tiếp tục truy cập vào trang web của L & A, Quý khách vui lòng nhấn nút “Đồng ý”.
Call Now Button