“Toward HR Digital Age – Tiến vào Thập kỷ Nhân sự Số” là chuyên đề nội dung được thực hiện bởi các Chuyên gia Nhân sự L & A nhằm chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào công tác Nhân sự, giúp các nhà lãnh đạo và cấp quản lý tại các công ty thúc đẩy hiệu quả vận hành doanh nghiệp.
————-

Kỳ 1: Những khái niệm “Số” của ngành Nhân sự
Trương Chí Dũng
“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) là thuật ngữ đã trở nên quen thuộc tại Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt, trải qua hai năm đại dịch Corona, với nhiều thay đổi trong vận hành và hình thức làm việc, làn sóng chuyển đổi số đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp.
Điểm qua lịch sử chuyển đổi số
Bắt đầu được bàn đến từ những năm 1990, tuy nhiên, phải đến đầu những năm 2000 với sự lên ngôi của các thiết bị thông minh và nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số mới thực sự diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Sự phát triển bùng nổ của ngày càng nhiều công nghệ hiện đại, như robot tiên tiến, Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn và in ba chiều (3D) đã không ngừng thúc đẩy quá trình này nhanh hơn và toàn diện hơn. Các doanh nghiệp nhận ra họ có thể tận dụng công nghệ trong hầu hết các hoạt động, trong tái cơ cấu doanh nghiệp từ giao tiếp với khách hàng đến xử lý dữ liệu tự động đến quản trị tổ chức. Theo một khảo sát năm 2019 của Micro Focus, 93% công ty chuyển đổi số để cải thiện mức độ tương tác của khách hàng và 61% doanh nghiệp cũng đang tăng doanh thu nhanh hơn đối thủ cạnh tranh nhờ chuyển đổi kỹ thuật số. Công nghệ trở thành công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, tăng hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Do đó, chuyển đổi số là một phần quan trọng của tăng trưởng kinh doanh, điều mà các công ty đang hướng tới.
Đến sự bối rối với những từ có thuật ngữ “Số” trong thời kỳ nhân sự số trong tái cơ cấu doanh nghiệp
“Chuyển đổi số” là một thuật ngữ rộng, nêu lên sự chuyển đổi chiến lược kinh doanh hướng về khách hàng, đòi hỏi sự thay đổi sâu rộng ở tổ chức và xuyên suốt bên cạnh việc triển khai các công nghệ số.
Do phạm vi đó mà chuyển đổi số không còn là triển khai một dự án, mà là một chuỗi các dự án khác nhau, đòi hỏi tổ chức phải đối phó một cách hiệu quả hơn nhiều với sự thay đổi trong tái cơ cấu doanh nghiệp này. Do vậy chuyển đổi số về cơ bản thì khả năng làm thay đổi với tổ chức trở thành một năng lực cốt lõi mà kết quả là việc hướng đến khách hàng là một thành công bền vững.
Do vậy, “số hóa” (digitalization) và “chuyển đổi số” (Digital transformation) là hai thuật ngữ hữu ích và quan trọng nhất khi giải thích những thay đổi và tác động mà công nghệ số đã tạo ra với xã hội nói chung. Chuyển đổi số dưới góc nhìn Doanh nghiệp như thế nào? Và vấn đề khác cũng được nêu ra: Rồi tương lai người lao động sẽ thế nào trong câu chuyện Chuyển đổi số này?
Góc nhìn về “thời đại số”
Nhiều ý kiến cho là số hóa và rộng hơn là chuyển đổi số có những tác động ngược lại đối với thị trường lao động và do đó, vẫn chưa rõ xã hội sau câu chuyện chuyển đổi số sẽ có những ảnh hưởng nào đối với thị trường lao động. Cái nhìn lạc quan là sẽ mở ra một kỷ nguyên “thời đại số” (Digital Age). Cái nhìn bi quan thì vẽ ra bức tranh dự báo những “thất nghiệp hàng loạt”, “nghèo đói” rất tối tăm: Liệu sự phát triển chuyển đổi số này có thể mang lại một kết quả khác đi không?
Câu trả lời không đơn giản, tất nhiên, và vô số những nhà nghiên cứu quan tâm đến câu trả lời. Đã có nhiều câu trả lời hơn mong đợi. Các nhà nghiên cứu đã không chỉ trực tiếp đi vào các vấn đề như Thời đại Số (Digital Age), Công nghệ Nhân sự (HR tech), Phần mềm nhân sự, Hệ thống quản lý nhân sự (HRIS), hay Chuyển đổi số trong Nhân sự (HR Digital Transformation) mà hóa ra họ còn nghiên cứu một số vấn đề quanh việc người lao động sẽ nên được chuyển đổi số ra sao?
Lý do: Trong các đợt sóng công nghệ trước đây, có Thương mại điện tử nhưng khách hàng TMĐT chưa được nghiên cứu tương xứng, có chính quyền điện tử nhưng công dân điện tử chưa được đầu tư đào tạo tương xứng, nay đến chuyển đổi số thì vế dành cho các tổ chức, doanh nghiệp là ổn, phong phú nhưng vế dành cho người lao động hiện còn rất vắng vẻ. Chủ điểm chung về người lao động trong đợt sóng chuyển đổi số sẽ ra sao, thật ra cũng rất quan trọng. Các câu trả lời giúp người sử dụng lao động hiểu được trọn vẹn câu chuyện chuyển đổi số trong tái cơ cấu doanh nghiệp hơn.
Kỳ tới: Chuyển đổi số từ góc nhìn người lao động
———-
Ông Trương Chí Dũng là Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển, đồng thời là thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Giải pháp Vốn nhân lực Le & Associates (L & A). Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm quản lý và phụ trách các dự án về giáo dục, đào tạo. Ông Dũng tốt nghiệp MBA chuyên ngành thương mại điện tử, Đại học Rushmore. Grand Cayman, Cayman Islands. Ông thông thạo Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng Pháp.