Cập nhật Pháp luật
Thẩm quyền ký Hợp đồng lao động là điều kiện tiên quyết để làm cho Hợp đồng lao động có hiệu lực pháp lý. Đặc biệt là Hợp đồng lao động đối với Người quản lý bởi nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật lao động mà còn được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản quản trị doanh nghiệp khác như Điều lệ, Quy chế điều hành…
Theo quy định của Luật doanh nghiệp, tùy thuộc vào từng loại hình công ty mà người quản lý doanh nghiệp được quy định khác nhau. Có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần. Ngoài ra, còn có các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của mỗi doanh nghiệp như: Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc nhân sự, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Giám đốc/Trưởng phòng từng phòng ban chức năng…
Bộ luật lao động 2019 và Luật doanh nghiệp 2020 đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và đều có điều khoản quy định về thẩm quyền ký kết Hợp đồng lao động đối với Người quản lý.
[ninja_tables id=”155584″]
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là cả Bộ luật động 2019 và Luật doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu lực Như vậy, thẩm quyền ký kết Hợp đồng lao động với Người quản lý sẽ do Đại diện pháp luật/Người được ủy quyền ký kết (Theo Bộ luật lao động 2019) hay do Hội đồng quản trị ký kết (Theo luật doanh nghiệp 2020)? Đây là câu hỏi mà chúng tôi cho rằng các Doanh nghiệp, những người làm công tác nhân sự cần xem xét, nghiên cứu kỹ để đảm bảo thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết Hợp đồng với Người quản lý được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và phù hợp với cơ cấu tổ chức, quản trị tại Doanh nghiệp.