Tổ chức Zenger Folkman hàng đầu thế giới về phát triển năng lực lãnh đạo vừa giới thiệu phần 1 của ebook “New insights to become an Extraordinary Leader”. Phần 2 đề xuất 13 cách giúp người lãnh đạo cải thiện các yếu tố hoặc hành vi quan trọng để tạo ra hiệu quả đột phá và chuyển đổi từ người lãnh đạo tốt lên kiệt xuất.
Việc đánh giá tổng quan hiệu quả của lãnh đạo hầu như không diễn ra tại các tổ chức. Vậy làm sao bạn biết được mình có đang lãnh đạo hiệu quả hay không? Các mục tiêu đo lường để xác định tính hiệu quả lãnh đạo là gì? Nếu những thước đo đấy chưa có sẵn, thì đây là lúc bạn nên chủ động phát triển chúng cho bản thân mình. Tuy có sự khác biệt giữa các tổ chức và chức trách , nhưng một vài yếu tố đo lường thường được sử dụng bao gồm:
- Lưu trữ thông tin
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng
- Đo lường hiệu suất làm việc (ví dụ: chi phí để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc thời gian thực hiện một dự án)
- Hiệu quả so với chi phí
- Kết quả từ các khảo sát môi trường làm việc nội bộ
Phát triển “bảng điều khiển kỹ thuật” cá nhân để quản lý hiệu quả lãnh đạo sẽ giúp bạn có thể theo dõi hàng tuần hay ít nhất là hàng tháng mức độ hiệu quả của mình trong vai trò lãnh đạo.
Trong chuyến thăm tới căn cứ Không quân của một thiếu tướng, chỉ huy của quân đoàn. Ông ấy hiển nhiên tự hào về hệ thống thông tin quản lý được xây dựng và sử dụng nhằm chứng tỏ khả năng cung cấp thông tin của nó. Ông ta có thể khai thác 846 cách thức đo lường hiệu quả, từ mức tiêu thụ nhiên liệu tới đo lường về năng suất và số vụ bắt giữ trong quân đoàn vào 8 tiếng trước. Hầu như các nhà lãnh đạo sẽ “trung thành” với một số ít phương pháp hơn, nhưng không có hệ thống thông tin, họ giống như đang lái xe với 1 tấm kính chắn gió mờ mịt.
Lời khuyên số 1: Quyết định trở thành người lãnh đạo xuất sắc (xem tại đây)
Lời khuyên số 2: Phát triển và bộc lộ phẩm chất cá nhân (xem tại đây)
Lời khuyên số 3: Tham gia các chương trình phát triển bản thân (xem tại đây)
Lời khuyên số 4: Tìm cho mình một huấn luyện viên (coach) (xem tại đây)
Lời khuyên số 5: Xác định thế mạnh của bạn (xem tại đây)
Lời khuyên số 6: Nhận diện điểm yếu của bạn (xem tại đây)
Lời khuyên số 7: Khắc phục điểm yếu chí tử (xem tại đây)
Lời khuyên số 8: Mở rộng phạm vi trách nhiệm công việc của bạn (xem tại đây)
Lời khuyên số 9: Học hỏi từ những hình mẫu lãnh đạo tiêu biểu (Xem tại đây)
Lời khuyên số 10: Học từ sai lầm và những trải nghiệm (xem tại đây)
Lời khuyên số 11: Tìm kiếm cơ hội cho và nhận phản hồi hiệu quả (xem tại đây)
Lời khuyên số 12: Học hỏi từ thực tế công việc (xem tại đây)
Lời khuyên số 13: Nghiên cứu tình trạng thực tếmà tổ chức đang đối mặt (xem lại đây)
Lời khuyên số 14: Học cách suy nghĩ có chiến lược (xem tại đây)
Lời khuyên số 15: Học cách suy nghĩ có chiến lược (xem tại đây)
Lời khuyên số 16: Truyền năng lượng trong mọi tình huống (xem tại đây)
Lời khuyên số 17: Phân bổ thời gian cho việc phát triển con người (xem tại đây)
Lời khuyên số 18: Gắn kết đội ngũ của bạn (xem tại đây)